Đồ Dùng Cần Chuẩn Bị Khi Đi Phượt Bằng Xe Máy

Banner

1. Xe cộ
Bảo dưỡng xe toàn bộ
+ Thay dầu trước khi đi.
+ Kiểm tra lốp xe trước chuyến đi, đảm bảo lốp vẫn còn độ bám tốt và ko bị “cắn săm”. Tốt nhất là thay toàn bộ săm mới, lốp nếu độ bám bắt đầu giảm thì cũng nên thay luôn.
+ Kiểm tra ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi… Tất cả phải ở trong tình trạng tốt nhất!
+ Lắp đủ 2 gương.

di-phuot-(2)
Giấy tờ tùy thân
+ CMND
+ Đăng ký xe
+ Giấy phép lái xe
+ Bảo hiểm xe
+ Hộ chiếu (phòng trường hợp đi vùng biên muốn xuất cảnh- nên có)
Trang bị cho xe
+ Mũ bảo hiểm (nên dùng loại có kính, càng kín gió càng tốt): đi phượt bằng nói chung là việc mạo hiểm vì vậy cần dùng loại mũ tốt, ko dùng những loại chỉ có tính chất “đối phó”.

di-phuot-(1)
+ Túi đồ sửa, vá xe: Đầy đủ các dụng cụ để vá xe, sửa chữa nhẹ, bơm xe, Nên chuẩn bị thêm cả vòi cao su nhỏ và bình nước lavie loại 1,5l để dùng trong trường hợp cần hút xăng giữa các xe hoặc mua xăng khẩn cấp.

di-phuot-(9)

+ Săm, bugi: mỗi xe chủ động chuẩn bị theo 2 săm và 1 buzi theo đúng chủng loại xe của mình nhé!
+ Túi nilon mỏng màu vàng (mỗi xe từ 5 – 7 túi nhé) + băng dính: dùng trong trường hợp sương mù (gặp sương mù thì nhanh chóng lấy túi này che đèn xe nhé, chống chỉ định bật đèn pha vì dễ gây lóa mắt cho xe đối diện và làm cho thị lực của xế giảm khi đi trong sương mù).
Lưu Ý: Đổ đầy xăng trước khi lên đường, nguyên tắc hành quân theo đoàn là cố gắng ko dừng đổ xăng lẻ tẻ dọc đường vì vậy trước khi xuất phát các xe đều phải đổ đầy xăng, trên đường hành quân cả đoàn chỉ dừng đổ xăng tại những điểm nhất định (trừ những trường hợp khẩn cấp).
2. Đồ dùng đi đường
Kính đi đường: Đi đường xa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là cực kỳ quan trọng. Nên có 2 loại kính:

+ Kính đi đường ban ngày: có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu.
+ Kính đi đường ban đêm: kính trắng.di-phuot-(8)
Găng tay:
+ Găng tay lái xe (rất nên có găng tay khi đi) tạo cảm giác, nắm chặt hơn, đỡ xây xước bàn tay nên chẳng may bị đổ xe phải chống tay xuống đường.
+ Găng tay nilon: Đề phòng có mưa nên cả nhà mang theo cả găng tay nilon loại dùng làm bếp trước khi đi găng tay ấm ra ngoài nhé. Mùa Đông thì nên đi găng tay da cho ấm. Nên có 2 đôi găng tay để thay đổi khi ngấm sương hoặc bị mưa ướt.

di-phuot-(4)
Khẩu trang: Không thể không có, nên mang theo 3 chiếc để dự phòng (nếu có khăn Mông là tốt nhất, vừa ấm, vừa thoải mái lại có thể sử dụng để giữ ấm cổ)

di-phuot-(7)
Giầy – dép – ủng:
+ Giầy đi đường: Mùa đông nên chọn giầy leo núi chống nước và bám đường tốt, mùa hè nên chọn giầy lội suối đế mềm. ( Gì chứ giầy thì nên là đồ chuyên dụng các bạn nhé)
Bọc đầu gối & khủy tay
Khăn quảng cổ: chống chỉ định khăn len nhé, nên dùng khăn vải hoặc khăn rằn để nếu có bị ướt thì còn dễ dàng hong khô.

do di phuot
Đồ ăn cung cấp năng lượng:

+ Socola: ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt.

+ Bánh kẹo: tùy khẩu vị.

+ Đồ ăn đóng hộp.

+ Nước: mỗi người cần 1 chai 0,5l, khi nào hết thì đến các điểm nghỉ chân nên bổ sung ngay.

+ Trà, café (cực kỳ cần vì đi đường dài dễ gây mệt mỏi và buồn ngủ): Nên mua loại bình giữ nhiệt loại 0,5 lít hoặc to hơn trong siêu thị để pha café mỗi sáng và mang theo trên đường. Sẽ rất buồn ngủ đấy, nên mang nhiều cho cả xế và ôm. Ngoài ra cũng nên mua mỗi xe 1 gói kẹo café dự trự.
Quần áo đi đường: nên mặc quần áo dày, chống gió, bụi và khi ngã xe chống được thương tích do xây xát tay chân với mặt đường. Hay nhất là đầu tư bộ quần áo chuyên dụng để đi mô tô, có điều là …. đắt.
Túi sơ cứu chấn thương:
+ Bông, gạc, băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, đau bụng (berberin), viên hạ sốt (panadol viên nén dài rất thích hợp)….
+ 1 túi salopas, 1 lọ deepheat để bôi giảm đau cơ khi leo núi, dầu gió (bạch hổ hoạt lạc cao ), cần cả vài gói orezol (loại dành cho trẻ em uống khi tiêu chảy ấy) để uống phòng khi mất nước.

di-phuot-(3)
Đồ dùng nên để trong balo leo núi vì nó chống nước và thiết kế rất khoa học trong việc di chuyển.
( Tổng Hợp)

Rate this post