Đi vào không gian Huyền thoại tại Bảo tàng điêu khắc Chăm

Banner

Bảo tàng điêu khắc Chăm từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch đặc biệt của thành phố Đà Nẵng đối với du khách trong và ngoài nước. Hằng ngày, có khoảng hơn 1000 khách du lịch muôn phương dừng chân tại địa điểm này để thăm quan khu văn hóa nghệ thuật điêu khắc Chăm

>>Xem thêm:

Vì sao lựa chọn Bảo tàng điêu khắc Chăm làm điểm đến

Đà Nẵng, vùng đất hội tụ Thiên thời- Địa lợi- Nhân hòa, những dãy núi tăm tắp và bán đảo Sơn Trà khiến Đà Nẵng trở thành thành phố gần gũi với thiên nhiên và là nơi để vun đắp tinh thần, sự an lạc và bình an cho người dân và du khách bởi sự êm đềm của nhịp sống và hài hòa giữa các điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó là các di tích, địa điểm du lịch phải kể đến như Bảo tàng điêu khắc nghệ thuật Chăm, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Chăm lớn nhất tại Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

Xem thêm: 5 Tips kinh nghiệm khám phá suối mơ bỏ túi cho gia đình

5 Điểm đặc trưng khiến bảo tàng điêu khắc Chăm trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách 4 phương

Văn hóa điêu khắc nghệ thuật Chăm

Lùi về lịch sử từ những năm 15 của thế kỷ 20, năm 1915, các di tích của nền văn hóa dân tộc Chăm được tìm thấy ở rất nhiều khu vực tại Đà Nẵng và Quảng Nam, chính vì vậy đến năm 1915, một trong những tòa nhà đầu tiên được xây dựng để bào tàng những hiện vật lưu lại của nền văn hóa này được xây dựng. Đây có thể nói là đứa con tinh thần của những người yêu ngành Khảo cổ học người Pháp làm việc trong Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ( L’ École Française d’ Extrême – Orient, viết tắt là EFEO).

Hình ảnh bảo tàng điêu khắc nghệ thuật Chăm tại Đà Nẵng 
Hình ảnh bảo tàng điêu khắc nghệ thuật Chăm tại Đà Nẵng

Truyền thống văn hóa còn lưu giữ lại nguyên vẹn

Rồi thời gian trôi qua, lịch sử chuyển sang những giai đoạn mới, những nền văn hóa dần dần trôi về quá khứ, tuy nhiên, đối với các câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết và thi ca thì vẫn mang trong nó dòng chảy kí ức trân quý, những nét đẹp giữa Thần và Nhân luôn là những câu chuyện mà con người mãi về sau sẽ ghi nhớ và trao dồi thêm văn hóa ngày càng toàn Thiện toàn Mỹ! Nghệ thuật điêu khắc Chăm ghi lại những hình ảnh sâu sắc về lịch sử của dân tộc

Nền nghệ thuật văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm 
Nền nghệ thuật văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm

Ảnh hưởng bởi nền tôn giáo Ấn Độ, các tòa tháp Chăm đều có kiến trúc rất đặc trưng, luôn có xây một Kalan (Ngôi đền chính, bao quanh là những tháp nhỏ, những công trình phụ). Lối kiến trúc tự bộc bạch khát vọng của con người, giàu tính hiện thực.

Kết cấu của các tòa tháp Chăm

Có nhiều giải thiết về kết cấu xây dựng của các tòa tháp trong Bảo tàng điêu khắc Chăm. Một là người ta cho rằng dân tộc Chăm, họ đã xây lên bằng cách xếp gạch thành hình tháp và nung nóng lên, sau đó lọc ra hết đám tro bám vào thành, còn lại là hình thù cần điều khắc. Gỉa thiết thứ 2 là người ta đã dùng một thứ lá để ở giữa những viên gạch, sau khi chồng lên nhau thì các viên gạch được dính lại bằng nhựa của lá cây. Còn một giả thiết nữa rất thuyết phục và được nhiều người dân đồng thể ngộ là có thể, họ đã dùng một loại lá trên các cánh rừng của dân tộc Chăm, loại lá rái, họ làm thành dâu và bôi để dán những viên gạch lại với nhau. Có lẽ đây là một trong những điều độc đáo và có 1 không 2 cho nên khiến kiến trúc Chăm được lưu giữ và bảo tàng rất nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt là Bảo tàng Chăm Đà Nẵng.

Tòa bảo tàng hiện vật điêu khắc nghệ thuật Chăm 
Tòa bảo tàng hiện vật điêu khắc nghệ thuật Chăm

Khu du lịch nằm giữa khu phố sầm uất

Bảo tàng điêu khắc Chăm nằm ngay tại tuyến đường đông đúc trong nội thành Đà Nẵng, là nơi tụ điểm của các nhà hàng 5*, công viên, các cây cầu nổi tiếng, bờ sông Hàn trải dài trên tuyến đường chính vẽ nên một bức tranh tuyệt mỹ ngay giữa nội thành thành phố.

Xem thêm: Huyền thoại Suối lương Đà Nẵng trong mắt các phượt thủ

Cách bào tàng điêu khắc Chăm không xa là Công viên Chấu Á, tổ hợp giải trí và ẩm thực Asian Park cũng là một trong những địa điểm không thể không ghé tới khi đến Đà Nẵng.

Công viên Châu Á chỉ cách Chăm một đoạn đường không xa
Công viên Châu Á chỉ cách Chăm một đoạn đường không xa

Chi phí cực rẻ

Chi phí thăm quan Bảo tàng điêu khắc Chăm chỉ 60.000đ/ Người.

Để phục vụ cho du khách khi đến với bảo tàng còn có:

Thuyết minh viên

Thời gian phục vụ
– Sáng : 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
– Chiều: 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phútNgôn ngữ: Việt, Anh, Pháp.

(Các đoàn có hướng dẫn viên đi kèm hoặc yêu cầu hướng dẫn tiếng Anh, Pháp cần liên hệ trước).

Liên hệ: Phòng Giáo dục – Truyền thông (84-236) 3572 935

Kiosk thông tin

Phục vụ trong giờ mở cửa tại Bảo tàng.

Ngôn ngữ: Việt, Anh

Café, lưu niệm

Phục vụ trong giờ mở cửa tại Bảo tàng.

*Bảo tàng cung cấp Wifi miễn phí tại một số điểm tham quan trong Bảo tàng.

Xem thêm: Cầu khóa tình yêu Đà Nẵng và những câu chuyện “huyền thoại”!

Kinh nghiệm bỏ túi khi đi thăm quan tại Bảo tàng điêu khắc Chăm là gì?

  • Mang theo máy ảnh để chụp hình và Selfie bạn nhé
  • Sồ ghi chép: Sẽ có rất nhiều điều đặc biệt của văn hóa Chăm sẽ khiến cho bạn bị thu hút, đặc biệt là các tín đồ mê đồ cổ, hiện vật văn hóa cổ xưa,…
  • Mũ, nón: Đi dạo quanh bảo tàng vào buổi sáng sẽ có thể sẽ có nắng, các chị em chúng ta cố gắng mang theo mũ rộng vành để bảo vệ da mặt nhé

Chúc các bạn có được chuyến đi vui vẻ và nhiều trải nghiệm tuyệt vời.

5/5 - (1 bình chọn)